Chào mừng bạn đã kết nối Website PCCP.VN

Chuyên đề PCCP

Kiến nghị giải pháp phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong đại dịch COVID-19

Số liệu do Bộ CA và Ban Chỉ đạo 389 cung cấp: 6 tháng đầu năm 2021, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã từng bước được ngăn chặn, đẩy lùi và đạt được một số kết quả tích cực.

Bối cảnh Đại dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát mạnh, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trong nước giảm hơn so với năm trước nhưng hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả càng gia tăng và không có dấu hiệu “hạ nhiệt” diễn biến phức tạp, với nhiều thủ đoạn mới tinh vi, liều lĩnh hơn, khó lường ảnh hưởng lớn toàn xã hội đặc biệt tình hình xuất nhập khẩu.

Ông: Nguyễn Xuân Bình- Chủ tịch HĐQL Trung tâm tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu (PCCP)

Trao đổi với Ông: Nguyễn Xuân Bình – Chủ tịch Hội đồng quản lý- Trung tâm tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu (PCCP)

Ông Bình cho biết: Trong 6 tháng đầu năm 2021 lực lượng chức năng cả nước đã xử lý 11.330 vụ vi phạm về buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu; 50.141 vụ gian lận thương mại, gian lận thuế; 10.847 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ; thu nộp ngân sách nhà nước 5.036 tỷ đồng. Điều đó chứng tỏ hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn tiềm ẩn phức tạp, cả về quy mô, tính chất phạm vi.

Trên Biển “nóng” trên tuyến biển.

Thống kê, nghiên cứu, phân tích số liệu của Hội đồng khoa học (PCCP) thực tiễn cho thấy bức tranh toàn cảnh lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát, nhiều đối tượng đã thực hiện các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, buôn bán hàng giả với nhiều thủ đoạn mới, tinh vi, liều lĩnh hơn, gây ra rất nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng trong đấu tranh phòng, chống. tại Việt Nam nổi lên một số vấn đề đáng chú ý sau:

Công an, Biên phòng, Hải quan và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đánh giá: Thời gian qua, khi dịch Covid-19 bùng phát, trên tuyến biên giới đất liền, các lực lượng đã tập trung kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, nên tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cửa khẩu, đường mòn, lối mở được ngăn chặn, không phát sinh điểm nóng và có dấu hiệu giảm.

Tuy nhiên, tình hình tội phạm, vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đang có chiều hướng diễn biến phức tạp, gia tăng cả về số vụ, số đối tượng tham gia, với nhiều loại, lĩnh vực, ngành hàng khác nhau. Đặc biệt là hoạt động buôn bán vận chuyển trái phép mặt hàng có lợi nhuận cao như vàng, dầu DO, than, hàng thủy sản, pháo nổ, hàng điện tử, điện lạnh, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, hàng đông lạnh…

Ở vùng biển ngoài khơi, hoạt động buôn lậu xăng dầu, sang mạn xăng dầu trái phép giữa các tàu có quốc tịch nước ngoài với tàu cá Việt Nam vẫn liên tục diễn ra. Để qua mặt lực lượng làm nhiệm vụ trên biển, các tàu này thường sang mạn ở vùng biển giáp ranh giữa Việt Nam và các nước, khi có “động”, các tàu nước ngoài dễ dàng chạy về vùng biển nước ngoài nhằm tránh bị bắt giữ.

Điển hình vào ngày 24/5/2020 Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 trong khi làm nhiệm vụ trên vùng biển thềm lục địa phía Nam đã phát hiện, tạm giữ tàu SIAM VARICH có số hiệu: IMO 753440 do ông Phirom Sukpheng, sinh năm 1963, quốc tịch Thái Lan làm thuyền trưởng đang vận chuyển trái phép khoảng 1,7 triệu lít dầu DO. Khi bị kiểm tra, ngoài lượng dầu DO không có giấy tờ hàng hóa thì 11 thuyền viên trên tàu đều không có chứng chỉ chuyên môn, tàu không có giấy đăng ký, đăng kiểm. Thuyền trưởng khai nhận đưa dầu vào vùng biển Việt Nam để bán, số lượng 1,7 triệu lít dầu này có giá trị thị trường khoảng 15 tỷ đồng và là lượng dầu khá lớn từ trước đến nay.

Hay như vụ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển phát hiện lợi dụng vào sóng to, gió lớn ở ngoài khơi, các đối tượng đã liên lạc với nhau ra hải phận giáp ranh để sang mạn nhằm tránh bị phát hiện vào tháng 6/2020 tại khu vực Côn Đảo cách Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 130 hải lý đó là tàu chở dầu Oki Maru và tàu cá mang số hiệu TG 93799 TS (quốc tịch Mông Cổ) đang sang mạn trên 1.000m³ dầu DO cho tàu cá TG93799 TS của Việt Nam trên vùng biển nước ta.

6 tháng đầu năm 2021, lực lượng Cảnh sát biển đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 434 vụ với 586 đối tượng, tăng về số vụ nhưng giảm về đối tượng so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó đã khởi tố 63 vụ với 66 đối tượng; xử lý vi phạm hành chính 297 vụ với 400 đối tượng; phối hợp với các lực lượng chức năng bắt giữ 71 vụ với 112 đối tượng. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính và ước tính giá trị tang vật tịch thu gần 40 tỷ đồng.

Thủ đoạn của các đối tượng thường câu móc với đối tượng vận chuyển hàng hóa trên biển. Nhất là hoạt động mua bán trái phép xăng, dầu thường tập trung nhiều ở vùng biển đặc quyền kinh tế phía Nam, các đối tượng thực hiện việc mua bán, rồi đưa hàng hóa vào đất liền tiêu thụ và trực tiếp bán cho các chủ tàu cá; việc vận chuyển và giao nhận hàng hóa chủ yếu vào ban đêm để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng. .

Bên cạnh đó, các đối tượng thường lắp đặt các thiết bị hiện đại trên tàu để xác định các phương tiện của lực lượng chức năng đến gần khu vực giao nhận hàng để nhanh chóng tẩu thoát khi nghi ngờ hoặc phát hiện

Trong đó, việc mua bán mặt hàng xăng, dầu, các đối tượng thường sử dụng hóa đơn quay vòng để xuất trình khi cơ quan chức năng kiểm tra, nhằm hợp thức hóa lô hàng vi phạm.

Những thủ đoạn trên gây ra rất nhiều khó khăn cho các lực lượng chức năng trong phát hiện, bắt giữ, xử lý.

Tuyến biên giới: Xuất hiện thủ đoạn tinh vi  vận chuyển hàng cấm qua biên giới.

Đầu tháng 7/2021 vừa qua Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn đã phát hiện một container hàng từ Mỹ cập cảng Cát Lái có nhiều nghi vấn nên đã phối hợp với các lực lượng khám xét kết quả phát hiện container chứa đầy hàng cấm, gồm 45 mặt hàng là tivi, bếp ga, máy tính để bàn, lò vi sóng, máy trộn, điện thoại cố định… đã bị đổi tên “thay tên đổi họ”, khai báo gian dối hàng hoá đây cũng là những thủ đoạn mà các đối tượng buôn lậu thực hiện.

Lô hàng nói đều đã qua sử dụng, cũ kĩ, bị bể nát, thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu, không đúng với hàng hóa ghi trên vận đơn các đối tượng tính toán để đưa lô hàng này vào Việt Nam rất tinh vi.

Để phát hiện, ngăn chặn được lô hàng cấm, ngoài việc phân tích, nghiên cứu hồ sơ, Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn đã xác minh tại hãng tàu vận chuyển. Kết quả có nhiều nghi vấn, sau khi hàng cập cảng, đối tượng đổi tên người nhận hàng tới 3 lần, nhưng vẫn chưa làm thủ tục.

Bên cạnh đó, nhằm trốn tránh trách nhiệm nếu bị phát hiện, các đối tượng buôn lậu thành lập nhiều công ty, ghi địa chỉ sai, doanh nghiệp không có bảng hiệu, thường xuyên thay đổi trụ sở. Sau khi bị phát hiện gian lận, doanh nghiệp từ chối nhận hàng, không hợp tác với cơ quan Hải quan…

Không chỉ vậy, để đưa hàng cấm vào Việt Nam, một số đối tượng còn dùng thủ đoạn khai báo gian dối hòng qua mặt cơ quan Hải quan như vụ nhập khẩu hàng cấm liên quan đến Công ty TNHH Đầu tư Vận tải Tấn Phong, Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khởi tố ngày 12/7/2021 là một điển hình. Công ty này nhập khẩu 1 container chứa đầy hàng cấm, nhưng để qua cửa phân luồng tờ khai tự động, Công ty TNHH Đầu tư Vận tải Tấn Phong thực hiện khai báo gian dối về tên hàng vào loại hàng thông thường là cờ lê, tuốc nơ vít… không bị điều chỉnh bởi chính sách quản lý chuyên ngành, không thuộc danh mục hàng cấm. Khi chuyển luồng Đỏ (kiểm tra thực tế hàng hóa), phát hiện vi phạm, công ty không xuất trình hàng hóa để kiểm tra, trốn tránh trách nhiệm và trốn tránh sự kiểm tra của cơ quan Hải quan.

Thương mại điện tử hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng ngày càng gia tăng.

Nhiều đối tượng đã buôn bán hàng kém chất lượng, giả mạo, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, lừa dối người tiêu dùng, bán hàng bán hàng kém chất lượng, không rõ xuất xứ, nguồn gốc…trên mạng qua các kênh như Facebook, Zalo, website bán hàng, Tiktok, Youtube… Trong đó, hình thức bán hàng livestream trên Facebook gia tặng mạnh.

Bên cạnh sự nhanh chóng, thuận tiện cho cả người bán và người mua, thì cũng không ít những rủi ro mà người mua phải gánh chịu như: không xác định được nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng hàng mình mua, không xác định được người bán cho mình là ai, ở đâu, không được đảm bảo chế độ chăm sóc khách hàng khi mua hàng…

Các đối tượng đã lợi dụng dịch bệnh bùng phát, người tiêu dùng hạn chế ra ngoài mua hàng trực tiếp mà thường mua hàng hóa trực tuyến để phòng, chống dịch bệnh.

Điển hình là ngày 07/7/2020, Tổng cục Quản lý thị trường đã chủ trì bắt kho hàng diện tích 10.000m2 tại Lào Cai, thu giữ 160.000 sản phẩm không có hóa đơn, chứng từ, với hình thức chủ yếu bán hàng qua mạng, livestream trên Facebook. Nhiều người bán hàng online còn yêu cầu người mua chuyển tiền trước rồi gửi hàng sau.

Để lôi kéo được nhiều người mua hàng, các đối tượng thường tung ra các chiêu khuyến mãi hậu hĩnh, giảm giá đặc biệt trong khung thời gian nhất định để hối thúc người mua chuyển tiền đặt mua hàng.

Nắm được yếu tố chủ quan, muốn nhận hàng ngay, người mua rất dễ “sập bẫy” đặc biệt, hầu hết người mua hàng online thường không lấy hóa đơn, sử dụng các phương thức thanh toán trực tuyến đa dạng… Do đó, khi biết bị lừa, nạn nhân thường không có căn cứ để trình báo cơ quan chức năng, hoặc có trình báo nhưng cơ quan chức năng rất khó xử lý vì không đủ căn cứ.

Kèm theo đó hiện nay các sàn thương mại điện tử như lớn, uy tín như Shopee, Sendo, Lazada, Tiki… có yếu tố đầu tư của nước ngoài nên có thể đưa sản phẩm nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam dễ dàng cũng gây ảnh hưởng đến việc quản lý thị trường cũng như chống hành vi gian lận thương mại.

Sản xuất mua bán hàng giả các mặt hàng y tế phục vụ phòng ngừa, điều trị Covid – 19 có chiều hướng gia tăng.

Sự gia tăng đột biến nhu cầu của người dân về một số mặt hàng, vật tư y tế: Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn và các loại thuốc tăng cường miễn dịch, thuốc điều trị Covid, vắc xin ngừa Covid… một số đối tượng trong cả nước đã gia tăng đầu cơ, nâng giá, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng.

Cần chú ý, để trục lợi các đối tượng đã gia tăng sản xuất khẩu trang kém chất lượng, đầu cơ hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nâng giá bán khẩu trang y tế cho người dân lên gấp 4 đến 5 lần; Thuốc Tamiflu tăng giá từ 1,5 đến 2 lần.

Lợi dụng việc giá khẩu trang và các thiết bị y tế phục vụ cho việc phòng, chống dịch bệnh tăng cao tại Trung Quốc, một số đối tượng còn thu gom khẩu trang y tế, dung dịch rửa tay… vận chuyển, buôn lậu qua biên giới để kiếm lời.

Hành vi này của các đối tượng đã trực tiếp tác động đến ổn định giá cả thị trường và đời sống của nhân dân, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Qua công tác nghiệp vụ, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an thành phố Hồ Chí Minh phát hiện đối tượng Nguyễn Đức Thuận (Sinh năm 1975, thường trú tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) sử dụng xe máy chở 01 thùng carton nghi vấn chứa thuốc tân dược giả từ một căn nhà tại con hẻm trên đường Lê Văn Sỹ, phường 13, quận Phú Nhuận ra nên tiến hành kiểm tra.

Kết quả phát hiện 150 hộp thuốc hiệu TERPINCODEIN giả do Thuận tự sản xuất (thuốc có chức năng hỗ trợ điều trị Covid-19) bán ra thị trường kiếm lời. Mở rộng điều tra thực hiện khám xét khẩn cấp tại 3 địa điểm là nơi sản xuất, tàng trữ, buôn bán thuốc tân dược giả cơ quan Công an đã phát hiện, tạm giữ số lượng rất lớn nguyên liệu, thuốc tân dược giả thành phẩm và công cụ, phương tiện sản xuất số hàng giả nêu trên.

Đánh giá về nguyên nhân của tình hình nêu trên Ông Lê Công Huân – Ủy viên Hội đồng quản lý PCCP nêu rõ:

Ông: Lê Công Huân- Ủy viên HĐQL Trung tâm tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu (PCCP)

Công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành, lực lượng và địa phương theo tinh thần Quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan

Nhà nước trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả còn nhiều hạn chế, vướng mắc.Nguyên nhân của tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nêu trên là do chúng ta chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào cuộc. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo.

Các Bộ, ngành và địa phương chưa chủ động cung cấp, trao đổi thông tin có liên quan đến các lực lượng phối hợp chống buôn lậu trên các tuyến biên giới.

Một bộ phận cán bộ, công chức thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm quy chế, quy trình công tác, có biểu hiện bao che, thậm chí có trường hợp bảo kê cho tội phạm, vi phạm pháp luật, tham nhũng khi thi hành công vụ.

Kỷ luật, kỷ cương hành chính có nơi, có lúc chưa nghiêm, chưa đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Một số quy định pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả còn bất cập, sơ hở, có khoảng trống, nhất là liên quan đến việc xác định xuất xứ hàng giả.

Ông Nguyễn Xuân Bình – Chủ tịch HĐQL (PCCP) đưa ra kiến nghị như sau:

Dự báo dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, kéo dài, sẽ là nguy cơ, thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, an ninh trật tự của đất nước và đời sống của nhân dân. Lợi dụng tình hình dịch bệnh các đối tượng dùng thủ đoạn ngày một tinh vi hơn. Do vậy, công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cần có những giải pháp, nhiệm vụ cụ thể, thiết thực và quyết liệt hơn nữa:

Các Bộ, ngành chức năng và chính quyền từng địa phương cần tăng cường công tác chỉ đạo đẩy mạnh đấu tranh vào những tháng cuối năm các tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, chú trọng kiểm soát hoạt động vận chuyển trái phép các mặt hàng phục vụ phòng, chống dịch Covid-19, lợi dụng thương mại điện tử để buôn lậu, kinh doanh hàng giả và các mặt hàng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm về hàng nhập lậu, hàng giả, hàng cấm…

Xây dựng biện pháp, chương trình, kế hoạch cụ thể trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra phức tạp, cũng như khi được kiểm soát dịch bệnh.

Chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, phát hiện xử lý kịp thời những cán bộ, công chức, sỹ quan có dấu hiệu tiêu cực, bảo kê tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đảm bảo nội bộ trong sạch vững mạnh hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền phương thức, thủ đoạn của tội phạm và những bài học kinh nghiệm của các lực lượng chức năng trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; lan tỏa gương người tốt, việc tốt, tuyên truyền tích cực hơn nữa để người dân nâng cao cảnh giác và tham gia tố giác các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất – kinh doanh hàng giả, bảo vệ quyền lợi cho bản thân và hỗ thực hiện Quyết định 65/2010 QĐ-TTg ngày 25/10/2010 ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ qua nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại và Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/06/2015 về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới của Thủ tướng Chính Phủ.

Chủ động cung cấp, chia sẻ trao đổi thông tin có liên quan đến các lực lượng phối hợp tuần tra, kiểm soát kịp thời chặt chẽ cần triển khai nghiêm túc, có hiệu quả chức trách của mình, trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả như Bộ Công an, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Quản lý thị trường.

Chủ động kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vụ gian lận thương mại, hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân, mặt hàng y tế phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, đồng thời, duy trì các chốt chặn phòng, chống buôn lậu trên các tuyến biên giới.

Theo đó:

– Lực lượng Công an cần tăng cường kiểm tra, phát hiện, điều tra, truy tố theo quy định của pháp luật đối với đối tượng, ổ nhóm lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng, sản xuất, kinh doanh, buôn bán, vận chuyển hàng giả, hàng kém chất lượng, gây lũng đoạn thị trường làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội, đời sống sinh hoạt của người dân.

– Lực lượng Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển cần đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát khu vực biên giới trên bộ và trên biển, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, hàng cấm qua biên giới, đặc biệt là đường mòn, lối mở đối với người, phương tiện, hàng hóa; kiểm soát nghiêm ngặt toàn bộ tuyến biên giới trên bộ và trên biển, không để xảy ra các vụ việc xuất, nhập cảnh trái phép.

– Lực lượng Hải quan kiểm soát chặt chẽ địa bàn hoạt động hải quan như khu vực cửa khẩu đường bộ, cảng biển, cảng sông, cảng hàng không dân dụng; kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; phối hợp chặt chẽ, thông tin kịp thời với lực lượng Bộ đội Biên phòng, Công an, Cảnh sát biển trong việc tuần tra, kiểm soát biên giới đường bộ và trên biển.

– Lực lượng Quản lý thị trường giám sát chặt hệ thống phân phối, đặc biệt là tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại. Kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng, nâng giá, không niêm yết giá và bán không đúng giá niêm yết; sản xuất, kinh doanh, buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, nhất là lợi dụng thương mại điện tử để buôn lậu, kinh doanh hàng giả và các mặt hàng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm về hàng nhập lậu, hàng giả, hàng cấm…

– PCCP kết hợp tổ chức biên soạn “Tài liệu tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu và ngân hàng dữ liệu các sản phẩm thương mại đang lưu hành ở Việt Nam” đề ra các giải pháp cụ thể, phù hợp và tổ chức thực hiện kiên quyết, hiệu quả theo mô hình xã hội hóa. Nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả xã hội và tạo được chuyển biến căn bản về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thời gian tới, các Bộ, ngành, địa phương, các lực lượng chức năng cần nhận thức rõ những nguy hại của buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả đối với kinh tế – xã hội, an ninh trật tự, an toàn của cộng đồng, sức khỏe của người dân.

Trường hợp nếu phát hiện các hành vi nói trên có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định pháp luật.

PV Phạm Ngọc Thuận

Nguồn: thegioidoanhnhannews.vn

 

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *