Chào mừng bạn đã kết nối Website PCCP.VN

Chuyên đề PCCP

Dọn tổ để đón đại bàng” Giải pháp thu hút đầu tư FDI vào các Khu công nghiệp, khu kinh tế.

Thành công không thể phủ nhận của các khu công nghiệp, khu kinh tế trong việc thu hút vốn đầu tư FDI. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế không thể không khắc phục ở lĩnh vực này.

Thành công lớn, hạn chế cũng không nhỏ

Theo nhận định của Ông Phạm Ngọc Thuận Ủy viên – Phó Giám đốc Trung tâm tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu ( PCCP): Hàng năm số vốn FDI vào các KCN chiếm từ 35-40% tổng vốn FDI đăng ký tăng thêm của cả nước. Nếu xét riêng về thu hút FDI trong ngành Công nghiệp thì các dự án FDI sản xuất công nghiệp trong các KCN chiếm tới 80% tổng vốn FDI vào ngành Công nghiệp cả nước.

Các khu công nghiệp (KCN) đã thực sự trở thành điểm nhấn, là nam châm thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sau 20 năm (1991-2010) xây dựng và phát triển, với những chính sách ưu đãi về đầu tư, những thuận lợi về cơ sở hạ tầng hệ thống.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), số dự án và tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các KCN tăng đều qua từng giai đoạn. Cụ thể, ở giai đoạn 1991-1995, số dự án FDI vào các KCN mới đạt 155 dự án với tổng số vốn đăng ký là 1,55 tỷ USD, sang giai đoạn 1996-2000 đã tăng lên 588 dự án với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt 7,2 tỷ USD, giai đoạn 2001-2005 số dự án FDI là 1.377 dự án tổng số vốn đạt trên 8,1 tỷ USD và giai đoạn 2006-2010, số dự án FDI đã tăng lên 1.860 dự án và tổng vốn đầu tư đạt 36,8 tỷ USD. Đặc biệt, trong năm 2011 các dự án FDI đầu tư vào các KCN tăng đột biến đạt 4.113 dự án với tổng số vốn đạt 59,6 tỷ USD.

cua-khau

Việt Nam có 260 Khu công Nghiệp và Khu Kinh tế cửa khẩu

Chỉ tính riêng năm 2011, tổng vốn FDI đã đăng ký vào các KCN đạt 6,47 tỷ USD, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 7,28 tỷ USD tương đương với 44% và 67% tổng vốn FDI đăng ký và thực hiện của cả nước năm 2011. Chính những thành công trong việc thu hút vốn FDI đã tạo đà tăng trưởng cho ngành Công nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao giá trị xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Ở phương diện vĩ mô có thể khẳng định các KCN đã tạo nên diện mạo mới cho cả nền kinh tế.

Tuy nhiên, ông Ngọc Thuận cũng cho biết, bên cạnh những thành công đáng ghi nhận, mô hình kinh tế KCN cũng còn tồn tại nhiều hạn chế trong việc thu hút vốn FDI. Điển hình là việc quy hoạch các KCN trên cả nước còn mâu thuẫn và chồng chéo, ngay cả việc triển khai, điều chỉnh các quy hoạch đã phê duyệt của địa phương còn chưa hợp lý và chưa tận dụng được tiềm năng của địa phương.

Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chủ yếu là do tính phù hợp về ngành nghề trong cơ cấu đầu tư chưa cao, các địa phương vẫn dành nhiều ưu tiên cho việc lấp đầy các KCN mà chưa thực sự chú trọng tới cơ cấu ngành nghề, công nghệ.

Bên cạnh đó, hàm lượng công nghệ trong các KCN còn chưa cao nếu không muốn nói là thấp với số vốn trung bình khoảng 3,5 triệu USD/ha trong khi ở các KCN có hàm lượng công nghệ cao mức vốn này đạt con số từ 40-100 triệu USD/ha.

Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia vào các KCN cũng chưa được xây dựng một cách đồng bộ, thống nhất với định hướng thu hút các ngành nghề, lĩnh vực đầu tư ưu tiên gắn với lợi thế và tiềm năng phát triển. Ngoài ra, công tác giải phóng mặt bằng, công tác bảo vệ môi trường và vấn đề lao động tại các KCN còn nhiều bất cập, khó khăn… tất cả những vấn đề đó đã và đang gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả thu hút vốn FDI tại các KCN hiện nay.

 Ông Thuận đưa ra giải pháp

Tăng cường tính liên kết ngành trong phát triển KCN để hình thành nên các KCN liên kết ngành nhằm tăng lợi thế cạnh tranh của KCN và nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN, dần hình thành các ngành công nghiệp phụ trợ, đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng nâng cao tỷ trọng giá trị gia tăng ngành công nghiệp trong tổng giá trị gia tăng của địa phương.

Xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến đầu tư thống nhất trên phạm vi cả nước, tập trung xúc tiến đầu tư theo vùng để tăng cường hiệu quả, tránh chồng chéo. Thực hiện đầu tư có trọng điểm, tập trung ưu tiên một số đối tác lớn, quan trọng và những ngành nghề, lĩnh vực có lợi thế của Việt Nam. Ngoài ra, Bộ KH&ĐT sẽ phối hợp chặt chẽ với các địa phương, doanh nghiệp nâng cao hơn nữa chất lượng quy hoạch, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KCN; kiểm soát chặt chẽ vấn đề môi trường; chăm lo đời sống vật chất cho người lao động và đặc biệt là hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển KCN.

Trên phương diện của một cơ quan tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Ông Phạm Ngọc Thuận Ủy viên – Phó Giám đốc Trung tâm tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu ( PCCP) cho rằng:  Để tăng sức hấp dẫn nguồn vốn FDI cho các KCN thì sự ủng hộ hơn nữa của Nhà nước thông qua các chính sách ưu đãi là điều rất cần thiết.

Hiện nay các DN trong các KCN không còn được hưởng ưu đãi về giá thuê đất, trong khi đó chi phí cho nhân công, chi phí đầu vào ngày một tăng đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc lựa chọn Việt Nam là điểm đầu tư của DN nước ngoài.

Khắc phục những khó khăn còn tồn tại của các KCN trong việc thu hút nguồn vốn FDI đồng thời định hướng cho các KCN phát triển trong tương lai hướng tới mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, Bộ KH&ĐT cần tập trung cải thiện chất lượng thu hút đầu tư vào KCN. Theo đó, sẽ tập trung ưu tiên thu hút các ngành nghề, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ tiên tiến, thâm dụng vốn, thân thiện với môi trường, các ngành nghề xác định là mũi nhọn phát triển và có lợi thế của Việt Nam.

Theo đó, Ông Thuận kiến nghị với Chính phủ có sự ưu đãi hơn nữa về thuế, chính sách đất đai và đề nghị được giao dịch với DN nước ngoài bằng ngoại tệ vì theo bà Hằng, giao dịch bằng ngoại tệ với DN FDI không chỉ thuận lợi hơn cho các DN mà còn là phương thức hữu hiệu đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước.

Ông Phạm Ngọc Thuận Ủy viên – Phó Giám đốc Trung tâm tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu (PCCP)

Đánh giá về quá trình thực thi của Nghị định 82, Tổng Giám đốc KCN Nam Cầu Kiền Phạm Hồng Điệp chính sách sửa đổi cần tập trung giải quyết các bất cập khi triển khai các dự án KCN tại địa phương như: Nhà ở xã hội, tuyển dụng lao động, ưu tiên liên kết và sử dụng các dịch vụ tại chỗ.

Thực tế, nhu cầu về nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân lao động đặc biệt là các lao động nhập cư là rất lớn. Hiện nay, vẫn còn rất nhiều những khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách trong trình tự, thủ tục cho thuê nhà ở xã hội, lựa chọn chủ đầu, nguồn vốn đầu tư.

“Các văn bản quy định có quy định nhà ở cho công nhân đưa ra định dạng 4 – 8 người trong 1 phòng, song quy định này không còn hợp lý. Cần phải cập nhật và xây dựng lại các tiêu chuẩn về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân cho phù hợp với thực tiễn và xu hướng phát triển của xã hội, tránh trường hợp các dự án xây xong không bán được do không đáp ứng được nhu cầu của người lao động” – ông Phạm Ngọc Thuận nhấn mạnh.

Một vấn đề đáng quan tâm nữa là, các KCN đang rất thiếu nguồn lao động chất lượng cao. Hoạt động đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo đang thiếu tính thực tiễn, không gắn với nhu cầu của DN và thị trường lao động nên chất lượng lao động chưa cao.

pccp

Công nhân sinh hoạt tại nhà máy

Vì vậy, các cơ quan chính quyền địa phương cần có những chính sách đổi mới chương trình đào tạo, đổi mới cách tiếp cận trong việc tổ chức đào tạo. Ngoài ra, cần xây dựng kênh kết nối cung cầu lao động tại mỗi địa phương một cách hiệu quả thông qua việc tổ chức các chương trình ngày hội việc làm, thông qua các trung tâm xúc tiến giới thiệu việc làm, các trường đại học, cao đẳng để  DN có thể tiếp cận nguồn lao động chất lượng.

Nâng quy mô khu công nghiệp khu kinh tế để tăng hiệu quả đầu tư

Ông Thuận cho biết thêm: Nhiều đại diện các DN cho rằng, không nên quy định giới hạn đầu tư khu công nghiệp với diện tích dưới 500ha, với những địa phương có quỹ đất lớn và điều kiện hạ tầng tốt, nên cho phép phát triển các khu công nghiệp quy mô trên 1.000 ha để thu hút các liên hiệp nhà máy đầu tư sản xuất lớn.

Đại diện Tổng Công ty IDICO cho rằng, quy định diện tích tối thiểu là 75ha là không phù hợp bởi với diện tích này việc triển khai đầu tư KCN sẽ không đảm bảo hiệu quả do quy mô nhỏ, không thể bố trí đầy đủ các hạng mục hạ tầng cần thiết nên không mang lại hiệu quả đầu tư. Vì vậy, quy mô KCN nên có diện tích từ 150ha trở lên.

Một nội dung thu hút sự quan tâm, góp ý của các nhà đầu tư, DN nữa trong Nghị định 82 là điều kiện xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư. Trong đó, quy định “Chấp thuận chủ trương đầu tư (đối với đất trồng lúa) tối đa không quá hạn mức 200 ha đối với vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long; 150ha đối với vùng Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ; 100 ha đối với vùng Trung du, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.

Theo ý kiến của một số DN, điều khoản này chưa phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế hiện nay. Cụ thể, theo khoản 6 Điều 7 Luật đầu tư không hạn chế về diện tích chuyển đổi đất trồng lúa theo mỗi giai đoạn của dự án đầu tư. Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 30 Luật Đầu tư, việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500ha trở lên để thực hiện dự án đầu tư là có thể được chấp thuận và thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án loại này là của Quốc hội.

Giảm thủ tục hành chính, tăng chính sách ưu đãi

Bà: Lê Thị Thúy Hương – Trung tâm tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu ( PCCP) Văn phòng phía Nam dẫn lời: Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Hoàng Quang Phòng: Để phát triển các KCN, KKT bền vững, tạo điều kiện thu hút đầu tư, Chính phủ và các bộ, ngành địa phương cần qua tâm thực hiện nhóm giải pháp giảm thủ tục hành chính cho nhà đầu tư, DN.

thu-huong-pccp

Bà Lê Thị Thúy Hương – Trung tâm tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu ( PCCP) Văn phòng phía Nam

Nhiều DN đề xuất, Chính phủ có thể nghiên cứu phương án ủy quyền và phân cấp việc xem xét, quyết định đối với các dự án cấp mới, điều chỉnh mở rộng dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN cho Bộ KH&ĐT hoặc UBND cấp tỉnh/TP trực thuộc T.Ư dựa vào quy mô, tính chất của từng dự án để rút ngắn thời gian triển khai các thủ tục.Bà Hương nói: Triển khai thủ tục pháp lý cho việc hình thành 1 KCN. Hiện nay, để được cấp phép đầu tư, nhà đầu tư phải mất thời gian từ 18 – 24 tháng, thậm chí có những dự án lên tới 36 tháng. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả của việc đầu tư cũng như làm lỡ mất cơ hội thu hút đầu tư vào các dự án. “Cần có những biện pháp và chính sách cắt giảm bớt các thủ tục hành chính trong việc phát triển và mở rộng các KCN đặc biệt là các dự án của các đơn vị phát triển hạ tầng đã có uy tín và hiệu quả thông qua năng lực triển khai thực tế các dự án sẵn có”.

Sau khi dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư, hoặc hoàn thành lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật, để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, UBND cấp tỉnh có thể xem xét, quyết định việc cho phép dự án đầu tư được triển khai trước khi hoàn thành các thủ tục về xây dựng, đất đai… Về phía nhà đầu tư, phải có cam kết về tiến độ hoàn thành các thủ tục và chịu trách nhiệm toàn bộ nếu không tuân thủ đúng điều kiện, quy chuẩn theo quy định của pháp luật có liên quan.

Việc xây dựng và ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 82/2018/NĐ-CP nhằm tạo khung pháp lý cho hoạt động đầu tư phát triển các KCN, KKT là hết sức cần thiết. Điều này mang lại lợi ích thiết thực cho cả Nhà nước, nhà đầu tư và người dân, cũng như khắc phục được những tồn tại, hạn chế mà các KCN, KKT đang gặp phải trong quá trình vận hành và phát triển hiện tại.

cong-nhan-pccp

Công nhân trong nhà máy của doanh nghiệp FDI duy trì sản xuất trong đại dịch. Ảnh: VGP

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tính đến cuối tháng 4/2021, Việt Nam có 575 KCN, 26 khu kinh tế KKT cửa khẩu và 18 KKT ven biển. Các khu công, khu chế xuất trong cả nước thu hút được khoảng 820 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký mới và điều chỉnh tăng vốn, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 14,7 tỷ USD; thu hút được 9.381 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư đạt 191,6 tỷ USD; vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng 60%.

Đến năm 2030, diện tích đất khu công nghiệp sẽ có khoảng hơn 205.000 ha (trong đó có khoảng 60% là đất trực tiếp sản xuất công nghiệp, còn 40% diện tích xây dựng cơ sở hạ tầng trong KCN (Giao thông, điện, nước, khu xử lý chất thải, cây xanh…), tăng 114.900 ha so với năm 2020 với 558 KCN (kể cả 95 KCN nằm trong các khu kinh tế ven biển và các khu kinh tế cửa khẩu).

PV: Vũ Đức Quang – Phạm Thị Minh Trinh

Nguồn: thegioidoanhnhannews.vn

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *