Chào mừng bạn đã kết nối Website PCCP.VN

Chuyên đề PCCP

Đông Nam Á trong chuỗi cung ứng thế giới

Thu hút đầu tư nước ngoài của các quốc gia Đông Nam Á trong suốt hàng chục năm qua có thể nói, nỗ lực… đã kéo rất nhiều tập đoàn đa quốc gia của Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu.

Ông  Nguyễn Xuân Bình- Chủ tịch HĐQLTT Tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu (PCCP) tại lễ ký kết doanh nghiệp FDI

Tại lễ ký kết doanh nghiệp FDI Nhật Bản Ông  Nguyễn Xuân Bình- Chủ tịch HĐQL TT Tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu (PCCP) cho biết:

Tiêm Vaccine covid 19 tại Indonesia ngày 15/08

Khu vực này đang chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh hiện nay. Tuy nhiên Đông Nam Á đã được xem như một trong những trung tâm sản xuất quan trọng trên thế giới. 

Thu hút đầu tư nước ngoài của các quốc gia Đông Nam Á trong suốt hàng chục năm qua có thể nói, nỗ lực… đã kéo rất nhiều tập đoàn đa quốc gia của Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu… không chỉ với sản phẩm thông thường mà còn cả trong các lĩnh vực công nghệ cao đến đặt nhà máy sản xuất tại khu vực, qua đó biến Đông Nam Á thành nhà cung cấp lớn trên thế giới.

Trước khi đại dịch ập đến, năm 2019, trong tổng số 92 triệu xe trên toàn cầu các nhà máy tại Đông Nam Á đã sản xuất 4,1 triệu xe ô tô Khu vực cũng chiếm đến 80% trị thường ổ cứng toàn cầu vào năm 2018.

Thái Lan hiện là nhà sản xuất lớn thứ 2 thế giới về máy điều hòa không khí, lớn thứ 4 về tủ lạnh. Việt Nam đã trở thành nhà xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới cả về điện thoại di động lẫn thiết bị phát sóng. Đông Nam Á là trung tâm sản xuất lớn bậc nhất của các sản phẩm như mạch tích hợp và chất bán dẫn. Trong khi Malaysia đóng vai trò quan trọng trong các công đoạn “sản xuất chip nhớ” dùng trong ngành công nghiệp ô tô.

Có thể nói chờ đợi Đông Nam Á nhanh chóng ổn định được tình hình dịch bệnh và khôi phục lại hoạt động sản xuất cả thế giới đều đang mong muốn.

Ông cho biết thêm : Công bố báo cáo mới nhất liên quan đến tăng trưởng khu vực Đông Nam Á trước diễn biến của làn sóng lây nhiễm COVID-19 do biến thể Delta ngày 19/8 vừa qua.

Theo Cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế S&P Global, tiêu dùng và dịch vụ sẽ là 2 lĩnh vực chịu tác động mạnh nhất khi các nước ở Đông Nam Á đang tăng cường các biện pháp đóng cửa, giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể Delta.

Thái Lan, Philippines, Myanmar và Việt Nam là 4 nước bị điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng cho cả năm 2021, trung bình trong khoảng 0,9% – 2,3%.

S&P Global nhận định, việc các ngân hàng trung ương lớn như FED, ECB xem xét nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ tác động trực tiếp tới dòng vốn đổ vào các nước ASEAN thời gian tới. Do vậy, các chính phủ tại khu vực cần duy trì chính sách tài khoản trong đó tập trung giải ngân đầu tư công để duy trì đà phục hồi kinh tế nội địa.

Trước đó, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đã hạ dự báo của khu vực ASEAN do lo ngại sự đứt gãy chuỗi cung ứng tại khu vực do vấn đề dịch bệnh.

Theo đó, ADB đã điều chỉnh mức tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Nam Á từ 4,4% xuống còn 4% trong năm 2021 do các đợt bùng phát mới đang được ứng phó bằng các biện pháp ngăn chặn và hạn chế, gây thiệt hại tới hoạt động kinh tế.

Trong khi đó, trong báo cáo cập nhật về Triển vọng Kinh tế Thế giới đưa ra ngày 27/7, IMF duy trì dự báo tăng trưởng toàn cầu 6% trong năm 2021. Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra tình trạng phục hồi không đồng đều giữa các nhóm nước giàu và đang phát triển. Trong đó, nhóm ASEAN-5 gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam bị hạ dự báo tăng trưởng xuống còn 4,3%.

Theo IMF, các nền kinh tế trên toàn cầu vẫn đang phải đối mặt với nhiều rủi ro, bao gồm sự xuất hiện của biến thể COVID-19 mới, dễ lây lan, khiến các quốc gia phải áp đặt lệnh hạn chế di chuyển khiến hoạt động kinh tế bị trì trệ.

Nhà kinh tế trưởng của IMF Gita Gopinath cho rằng, sự xuất hiện của các biến thể có khả năng lây nhiễm cao có thể cản trở quá trình phục hồi và khiến GDP toàn cầu thiệt hại 4.500 tỷ USD vào năm 2025.

Ông Quang khẳng định : Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu trước xu hướng dịch chuyển sản xuất ở Đông Nam Á.

Ông Lê Công Huân chuyên ra kinh tế- Trung tâm tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu nói : 

Ông Lê Công Huân chuyên gia kinh tế- Trung tâm tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu

“Chi phí lao động cạnh tranh, các hiệp định thương mại tự do và môi trường đầu tư cởi mở đã giúp Việt Nam trở thành địa điểm lý tưởng cho các nhà đầu tư”.

Theo Ông Huân :  Chuyên trang về đầu tư Vietnam Briefing mới đây đã đăng bài phân tích các yếu tố đặc biệt giúp Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài so với các địa điểm sản xuất khác trong khu vực Đông Nam Á.

Theo đó, chuỗi cung ứng của Việt Nam đã phát triển đáng kể so với cách đây một thập niên. Trong số các quốc gia cạnh tranh đầu tư, Việt Nam nổi lên như một giải pháp thay thế hiệu quả cho xu hướng dịch chuyển sản xuất tại Đông Nam Á.

Ảnh minh họa

 

Ông Huân  dẫn nhận định của chuyên gia Dustin Daugherty – Trưởng bộ phận Bắc Mỹ của Dezan Shira & Associates, cho rằng Việt Nam có mức độ đa dạng khu vực cao và các miền Bắc, Trung, Nam đều có những lợi thế cạnh tranh đặc biệt đối với các ngành và loại hình kinh doanh khác nhau.Bên cạnh đó, chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, chi phí lao động cạnh tranh, các hiệp định thương mại tự do và môi trường đầu tư cởi mở đã giúp Việt

Nam trở thành địa điểm lý tưởng cho các nhà đầu tư vốn đang tìm cách giảm chi phí và đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

Ông cũng chỉ ra dù đang chịu ảnh hưởng của đại dịch, song tốc độ tăng trưởng tích cực là yếu tố phòng ngừa rủi ro cho các nhà đầu tư khi lựa chọn Việt Nam. Việt Nam vào top 20 nền kinh tế về thu hút FDI của thế giới.

Theo Bà Trần Thị Thủy Trung tâm tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu(PCCP) cho biết  Singapore và Nhật Bản dẫn đầu trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Bà Trần Thị Thủy Trung tâm tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu(PCCP)

Báo cáo đầu tư 2021 của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) mới công bố, với việc thu hút 16 tỉ USD trong năm 2020, Việt Nam đã tăng 5 bậc để lần đầu tiên vươn lên xếp vị trí thứ 19 trong danh sách các nền kinh tế thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều nhất thế giới.

Singapore và Nhật Bản dẫn đầu trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Cụ thể, Singapore với 5,64 tỉ USD, chiếm gần 37% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Nhật Bản đứng thứ hai với 2,44 tỉ USD, tăng gần 67% so với cùng kỳ năm trước.

Báo cáo của UNCTAD cũng cho biết, tác động của đại dịch COVID-19 đối với dòng vốn FDI toàn cầu tập trung vào nửa đầu năm ngoái khi số lượng dự án mới giảm, các thương vụ mua bán sáp nhập cũng hạn chế khiến riêng dòng vốn vào hoạt động mua cổ phần giảm đến 50%.

UNCTAD nhận định, dịch bệnh COVID-19 khiến nhiều quốc gia đóng cửa biên giới để đối phó đã làm trì hoãn các dự án đầu tư, dẫn đến việc các doanh nghiệp đa quốc gia phải đánh giá lại các dự án mới.Bà nhấn mạnh: Theo báo cáo của UNCTAD, dòng vốn đi các châu lục đều giảm mạnh, cụ thể dòng vốn FDI năm 2020 của khu vực châu Mỹ Latinh và Caribbean giảm 45%, châu Phi giảm 16%.Tuy vậy, dòng vốn đổ về các nước châu Á lại tăng 4% và khu vực châu Á chiếm một nửa vốn FDI toàn cầu. Các nước châu Á thu hút nhiều FDI nhất là Trung Quốc với 149 tỷ USD, Singapore 94 tỷ USD, Ấn Độ 64 tỷ USD.

 

Ảnh minh họa

Do đó, để thu hút nhiều hơn dòng vốn FDI các nền kinh tế cần phải thúc đẩy đầu tư vào cơ sở hạ tầng và chuyển đổi năng lượng, cũng như tăng cường tính tự cường của các nền kinh tế, cùng với việc chú trọng lĩnh vực chăm sóc sức khỏe Bà nhấn mạnh.

Nhóm PV: Ngọc Thuận- Hồng Luận

Nguồn: thegioidoanhnhannews.vn

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *