Chào mừng bạn đã kết nối Website PCCP.VN

Chuyên đề PCCP

Giám đốc Trung tâm tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu gửi đề xuất tới Thủ tướng Phạm Minh Chính

Giám đốc Trung tâm tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu (PCCP) Vũ Đức Quang  vừa có công văn gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính về đề xuất Chính phủ một số giải pháp để giải quyết những vấn đề cấp bách về kinh tế – xã hội trong tình hình hiện nay giải pháp duy trì, ổn định sản xuất, chuỗi cung ứng an toàn phòng chống dịch Covid-19.

Ông Vũ Đức Quang- Giám đốc PCCP

   PCCP cho biết: Qua ghi nhận hoạt động  đầu tư, kinh doanh trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ý kiến của DN. Thủ tướng Chính Phủ đã có Công điện số: 1079/CĐ-TTg, ngày 14/8/2021 về việc rà soát pháp luật để tháo gỡ khó khăn.

(PCCP)  tổ chức lấy ý kiến các Nhà Khoa học, chuyên gia thành viên Hội đồng khoa học đưa ra kiến nghị góp khả năng và trí tuệ giúp Chính phủ, các cơ quan chức năng có cơ sở đề ra những quyết sách phù hợp nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách về kinh tế – xã hội trong tình hình hiện nay.

Các giải pháp đó là:

Một là: Đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng, tăng cường mạnh mẽ công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến kiến thức nhằm nâng cao ý thức của người dân có ý thức phòng chống dịch đạt miễn dịch cộng đồng với thời gian sớm nhất.

    Hai là: Chính phủ cần nhanh chóng đưa ra các chính sách tiền tệ, tài khóa, an sinh xã hội xem xét miễn, giảm hoặc gia hạn thời hạn tăng tiền thuê đất, thuê hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh, chính sách ân hạn, giãn, hoãn nộp các khoản thuế, phí trong một thời hạn nhất định để hỗ trợ cho các doanh nghiệp

    Ba là: Bổ sung một số ngành sản xuất, dịch vụ, mặt hàng vào danh mục “hàng hóa, dịch vụ thiết yếu” phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân. Cần bãi bỏ các điều kiện về “hàng hóa, dịch vụ thiết yếu” để thúc đẩy lưu thông, sau khi tiến hành tiêm vaccine rộng rãi đạt kết quả tốt.

    Bốn là: Hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thông qua các hiệp định thương mại tự do

    Năm là: Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công theo mục tiêu Chính phủ đặt ra, gắn trách nhiệm giải ngân đầu tư công cho người đứng đầu; các bộ, ban, ngành, địa phương cần đồng hành, phối hợp chặt chẽ nhằm tháo gỡ nút thắt để có thể nhanh chóng giải ngân đầu tư công, vừa kích thích tổng cầu trong ngắn hạn, vừa tạo ra năng lực cho nền kinh tế nhằm tăng trưởng trong dài hạn.

   Sáu là: Giải ngân nhanh gói hỗ trợ cho lao động tự do, hộ kinh doanh, người nhập cư, người dân tộc thiểu số chịu tác động từ dịch bệnh COVID-19 nặng nề hơn so với các nhóm đối tượng khác,

   Bảy là: Thay đổi cơ sở vật chất y tế và giáo dục tận dụng thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (ví dụ như học online) nhằm thích nghi tốt trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

  Tám là: Đại dịch COVID-19 là thách thức vô cùng lớn, Nhưng đồng thời đem lại những cơ hội. Cần ứng dụng các thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại được nhìn nhận rõ nét hơn, sản phẩm mới xuất hiện và phát triển rộng rãi.

  1. Đề xuất của Trung tâm Tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu

Tiếp tục thực hiện mục tiêu đưa sở hữu trí tuệ trở thành công cụ quan trọng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội theo tinh thần Quyết định 2205/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030.

Áp dụng các phần mềm quản lý, truy xuất, xác thực như: bằng cấp, chứng chỉ, hàng hóa, dịch vụ…Qua một thời gian triển khai, hệ thống cổng truy xuất: www.pccp.vn/cas đã mang lại những kết quả đáng khích lệ và chính thức cung cấp cho các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, nhà quản lý phương án xác thực bằng Qr Code Blockchain trên các nền tảng smartphone, máy tính bảng…Blockchain là công nghệ cho phép “khóa cứng” quá trình đã diễn ra như thế nào thì giữ nguyên như thế, không ai có thể thay đổi được.

Công nghệ Blockchain được phát triển xuất phát từ yêu cầu cần một cơ chế tin cậy để quản lý các giao dịch giữa các bên mà không thông qua ngân hàng. Sau vài năm hoạt động, hàng triệu giao dịch trên thế giới diễn ra không bị sai sót nhờ công nghệ Blockchain. Phân tích tính ưu việt này, các nhà khoa học nhận ra rằng Blockchain còn có thể ứng dụng để giám sát nhiều quy trình diễn ra trong thực tế, không chỉ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng mà còn trong rất nhiều lĩnh vực khác như kinh tế, giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, dịch vụ công…

Có thể thấy rằng, hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm dựa vào công nghệ Blockchain của Trung tâm PCCP vừa là thước đo về năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, vừa là phương tiện thúc đẩy phát triển nền kinh tế theo hướng chuẩn hóa với hàm lượng công nghệ ngày càng cao.

Với lộ trình, mục tiêu cụ thể của dự án đầu tư nghiên cứu, phát triển tem chứa mã QR code ứng dụng công nghệ Blockchain của Trung tâm PCCP sẽ mở ra hướng đi mới, khai thác tối đa hiệu quả tài sản trí tuệ của các chủ thể, góp phần đưa sở hữu trí tuệ thực sự trở thành công cụ hữu hiệu thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững kinh tế, văn hóa, xã hội. Đó cũng là xu hướng tất yếu mà nền kinh tế nước ta đang hướng đến.

Đề tài này hiện đang được PCCP nguyên cứu và bước đầu đã được các DN thử nghiệm đem lại thành công lớn.

  1. Trên cơ sở đó, Trung tâm PCCP xin phép có một số kiến nghị và đề xuất như sau:

Thứ nhất, Chính phủ cần tăng cường chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức triển khai việc quản lý hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại và bảo vệ thương hiệu đối với các hàng hóa tiêu dùng, thực phẩm, y tế, dược phẩm, bàng cấp, giấy tờ tài liệu có giá trị…bằng cách sử dụng tem chống hàng giả có gắn mã Qr Code Blockchain.

Thứ hai, Chính phủ cần khuyến khích các cơ quan quản lý và doanh nghiệp đẩy mạnh việc sử dụng mã xác thực, định danh Qr Code Blockchain để quản lý tài sản ngân hàng, sổ đỏ định danh quyền sử dụng đất, bằng cấp chứng chỉ, bảo hiểm, tài sản tài chính khác nhằm tăng tính bảo mật, giúp cho các cơ quan chức năng dễ dàng thực hiện nhiệm vụ quản lý được giao, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho thương hiệu cũng như quyền lợi của người tiêu dùng.

Cam kết hỗ trợ của Trung tâm Tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu

Hiện nay, Trung tâm PCCP triển khai đào tạo, cấp chứng chỉ cho các khóa bồi dưỡng, tập huấn về công tác phòng, chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại và bảo vệ thương hiệu cho các đơn vị quản lý, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đồng thời, thí điểm triển khai tập huấn kỹ năng quản lý bằng Qr Code Blockchain trong giai đoạn đầu để doanh nghiệp tiếp cận làm quen và thực hiện.

Hệ thống giáo trình giảng dạy cho các khóa bồi dưỡng, tập huấn được Hội đồng Khoa học Trung tâm PCCP biên soạn do các giáo sư, tiến sĩ có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm giảng dạy và thực tiễn trong công tác phòng, chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại và bảo vệ thương hiệu đảm nhiệm.

Trung tâm PCCP cam kết hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo cho cán bộ, công chức, viên chức hiện đang công tác trong các cơ quan quản lý nhà nước để giúp người học có thể tiếp cận nhanh nhất chương trình bồi dưỡng nêu trên nhằm giúp cho các cơ quan chức năng dễ dàng thực hiện nhiệm vụ quản lý được giao, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho thương hiệu cũng như quyền lợi của người tiêu dùng.

Hy vọng rằng, những giải pháp kiến nghị nêu trên của Trung tâm Tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu (PCCP) sẽ góp phần giúp Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đưa ra những quyết sách phù hợp để giải quyết những vấn đề cấp bách về kinh tế – xã hội trong tình hình hiện nay và hướng đến mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hùng cường và thịnh vượng trong tương lai.

Công Huân – Kim Thu

Nguồn: thegioidoanhnhannews.vn

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *