Chào mừng bạn đã kết nối Website PCCP.VN

Chuyên đề PCCP

Gian lận thương mại: Hành vi gây nhiều hệ lụy

Hiện nay, tình trạng gian lận thương mại diễn ra trên các tuyến, địa bàn cả nước ngày càng phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, với thủ đoạn hoạt động rất tinh vi nhằm tránh sự kiểm soát của lực lượng chức năng.

Bà Phạm Thị Minh Trinh – Trung tâm tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu (PCCP )

Gian lận thương mại là một khái niệm quen thuộc trong xử lý vi phạm kinh tế. Vậy gian lận thương mại là gì? Những hành vi gian lận thương mại thường thấy ở các doanh nghiệp gì? Cùng chuyên gia Bà: Phạm Thị Minh Trinh – Trung tâm tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu (PCCP ) tìm hiểu trong bài viết dưới đây:

Bà Trinh giải thích: Thế nào là hành vi gian lận thương mại?

Hiện nay, tình trạng gian lận thương mại diễn ra trên các tuyến, địa bàn cả nước ngày càng phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, với thủ đoạn hoạt động rất tinh vi nhằm tránh sự kiểm soát của lực lượng chức năng.

Gian lận thương mại nổi lên với các hành vi: Trốn thuế, in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước.

Hành vi vi phạm của các doanh nghiệp chủ yếu là kê khai thiếu thuế giá trị gia tăng đầu ra của các công trình xây dựng đã nghiệm thu khối lượng hoàn thành; xác định không chính xác mức giảm trừ cho bản thân và giảm trừ gia cảnh khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

Gian lận thương mại là hành vi dối trá, mánh khóe, lừa lọc trong lĩnh vực thương mại thông qua hoạt động mua, bán, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thu lợi bất chính.

Mục đích của hành vi gian lận thương mại là nhằm thu lợi bất chính do thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo, dối trá.

Chủ thể tham gia hành vi gian lận thương mại bao gồm: người mua, người bán, hoặc cả người mua và người bán thông qua đối tượng là hàng hóa.

Văn bản của Văn phòng chính phủ

Bà Trinh ví dụ tiêu biểu cho hành vi gian lận thương mại thường thấy :

*Giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp:

Trong lĩnh vực ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, có tình trạng hàng hóa được sản xuất tại nước ngoài khi nhập khẩu (NK) về Việt Nam đã ghi sẵn dòng chữ “Made in Vietnam”, “Sản xuất tại Việt Nam”, “Xuất xứ Việt Nam”… hoặc trên sản phẩm và bao bì sản phẩm; phiếu bảo hành thể hiện bằng tiếng Việt các thông tin về nhãn hiệu, địa chỉ trụ sở doanh nghiệp, trang web, trung tâm bảo hành tại Việt Nam để tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu (XK).

Hàng hóa NK từ nước ngoài, dán nhãn hàng hóa hoặc ghi xuất xứ hàng hóa được sản xuất tại nước ngoài hoặc không thể hiện nước xuất xứ trên nhãn hàng hóa nhưng khi đưa ra lưu thông, tiêu thụ nội địa thì thay nhãn mới ghi “Made in Vietnam” hoặc “Sản xuất tại Việt Nam”, “Xuất xứ Việt Nam”.

Lợi dụng văn bản quy phạm pháp luật chưa bắt buộc dán nhãn phụ ngay tại khâu thông quan để NK hàng hóa sau đó không dán nhãn phụ theo quy định mà thay đổi nhãn mác, bao bì, tên hàng hóa để tiêu thụ nội địa;

Nhập khẩu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đã được đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hoặc lợi dụng loại hình quá cảnh để vận chuyển hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, giả mạo xuất xứ Việt Nam.

*Trốn thuế, in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước:

Gian lận, giả mạo xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo các Hiệp định thương mại tự do như sử dụng C/O giả, C/O không hợp lệ khi làm thủ tục hải quan; khai sai các thông tin trên C/O để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt khi làm thủ tục hải quan.

Đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu, doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp FDI) nhập khẩu nguyên vật liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện, phụ tùng để sản xuất, gia công, lắp ráp nhưng hàng hóa không trải qua công đoạn gia công, sản xuất hoặc chỉ trải qua công đoạn gia công, sản xuất, lắp ráp đơn giản không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định nhưng khi xuất khẩu thì ghi xuất xứ Việt Nam trên tờ khai hải quan và trên nhãn hàng hóa hoặc hợp thức hóa bộ hồ sơ để xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ của Việt Nam.

Thành lập nhiều công ty, mỗi công ty nhập khẩu một số cụm linh kiện, phụ tùng hoặc bộ phận tháo rời để lắp ráp hoặc bán cho công ty khác thực hiện gia công, lắp ráp công đoạn đơn giản không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định nhưng ghi sản xuất tại Việt Nam hoặc xuất xứ Việt Nam trên nhãn hàng hóa để tiêu thụ tại thị trường trong nước nhằm đánh lừa người tiêu dùng hoặc xuất khẩu;

Nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài chuyển tải qua Việt Nam để hợp thức hóa hồ sơ hoặc xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ sau đó xuất khẩu sang nước thứ ba;

Lợi dụng sự lỏng lẻo trong việc cấp C/O để hợp thức hóa hồ sơ đề nghị cấp C/O.

Bà Trinh cho biết nhiệm vụ chính trị của PCCP trong thời gian tới:

Sau khi nắm bắt về tình hình An ninh trật tự, được biết năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 vừa qua dưới sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng, Nhà nước và đặc biệt là Chính phủ và sự vào cuộc chặt chẽ của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, sự cố gắng, nỗ lực của Nhân dân và lực lượng Công an, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được ổn định; Tình hình gian lận thương mại đã giảm đáng kể

Thực hiện Quyết định 65/2010 QĐ-TTg ngày 25/10/2010 ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết của Lãnh đạo.

Trung tâm đang tổ chức biên soạn “Tài liệu tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu và ngân hàng dữ liệu các sản phẩm thương mại đang lưu hành ở Việt Nam”.

Sau khi hoàn thiện được bộ tài liệu Trung tâm  sẽ kết hợp cùng các  Bộ, ngành, Ngân hàng nhà nước và địa phương tổ chức khai giảng lớp, bồi dưỡng nghiệp vụ chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu gian lận thương mại mô hình xã hội hóa theo đúng tinh thần công văn số :1631/PC-VPCP ngày 23/8/2021 đề xuất của Trung tâm được Chính phủ ủng hộ.

Chương trình  tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ này đảm bảo chất lượng, phù hợp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; kiến thức, kinh nghiệm với kỹ năng, thực hành, trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản, phát triển các phẩm chất, năng lực và có khả năng vận dụng kiến thức đã được trang bị vào thực tiễn cuộc sống hóa và sát với tình hình thực tế tại địa phương mình hơn nữa trong công tác phòng, chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, và bảo vệ thương hiệu trước bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu.

Trên đây là tư vấn của Trung tâm tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu (PCCP)  về các hành vi gian lận thương mại, nếu bạn còn thắc mắc hay câu hỏi bạn hãy gọi đến tổng đài tư vấn pháp luật 02466859191 để được tư vấn giải đáp miễn phí.

Trân trọng!!!

PV: Nguyễn Thị Hồng Luận

Nguồn: thegioidoanhnhannews.vn

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *