Chào mừng bạn đã kết nối Website PCCP.VN

Chuyên đề PCCP

Hàng giả, hàng nhái có gì giống và khác nhau?

Chia sẻ của bà Phạm Thị Minh Trinh – Trung tâm tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu ( PCCP): Hàng giả, hàng nhái có gì giống và khác nhau?

Bà Phạm Thị Minh Trinh – Trung tâm tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu ( PCCP)

Cụm từ “hàng giả, hàng nhái” vậy hàng giả, hàng nhái có gì giống và khác nhau không ạ? Em xin cảm ơn!

Bà Phạm Thị Minh Trinh – Trung tâm tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu ( PCCP) trả lời trong buổi trao đổi cùng phóng viên .

Cảm ơn bạn đã tin tưởng đề nghị tư vấn luật đến Trung tâm tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu ( PCCP). Thay mặt PCCP và tập hợp ý kiến của các nhà khoa học – Hội đồng khoa học thuộc PCCP tôi xin trả lời nội dung câu hỏi của bạn  như sau:

Những căn cứ cơ sở pháp lý:

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005; Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009;Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng.

LL chức năng đang xử lý kho hàng giả . Ảnh Minh họa

Bà Trinh nói:

Theo quy định tại Khoản 8, Điều 3, nghị định Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng quy định về hàng giả bao gồm:

a) Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký.

b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

c) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa.

d) Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa.

đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác.

e) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.

g) Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.

h) Tem, nhãn, bao bì giả.

Và theo quy định tại Khoản 9, Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng.  Tem, nhãn, bao bì giả” gồm đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, các loại tem chất lượng, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa hoặc vật phẩm khác của cá nhân, tổ chức kinh doanh có chỉ dẫn giả mạo tên và địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm hàng hóa, mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc bao bì hàng hóa của thương nhân khác.

Điều 213 Luật SHTT 2005: Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ

1. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hoá sao chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.

3. Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.

Do đó, pháp luật quy định rất rõ sản phẩm/mặt hàng như thế nào là hàng giả. Theo đó, hàng giả thường phải chứa một hoặc nhiều dấu hiệu giả như các quy định pháp luật, cụ thể:

– Giả về chất lượng và công dụng: Là những loại hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của hàng hóa.

– Giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa: Đây là dạng làm giả hàng hóa giả mạo tên, địa chỉ của thương hiệu khác trên nhãn hoặc bao bì cùng loại hàng hóa hoặc giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp trên nhãn và bao bì sản phẩm.

– Giả mạo về sở hữu trí tuệ: Là tình trạng hàng hóa bị nhưng gắn nhãn trùng với sản phẩm chính hãng của doanh nghiệp. Những dấu hiệu này trùng hoặc khó phân với với sản phẩm hãng, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu, doanh nghiệp. Hàng hóa sao chép lậu không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.

– Giả mạo về các loại tem, nhãn, bao bì hàng hóa: Bao gồm việc làm giả các loại đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tem chất lượng, tem chống hàng giả, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa có nội dung giả mạo tên, địa chỉ doanh nghiệp, nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.

Bà Phạm Thị Minh Trinh trao đổi về công nghệ Blockchain cùng Ông Nguyễn Xuân Bình Chủ tịch PCCP

Tuy nhiên, xét theo quy định pháp luật không có bất cứ văn bản nào quy định về thuật ngữ, khái niệm “hàng nhái” mà thuật ngữ này chỉ để sử dụng để được hiểu là sản phẩm đang lưu thông trên thị trường không phải là sản phẩm chính thống do nhà sản xuất hoặc nhà phân phối chính đưa ra thị trường. Do đó để sử dụng thuật ngữ chính theo các văn bản pháp luật thì chỉ sử dụng thuật ngữ “hàng giả”.

Nhìn chung, hàng giả hay hàng nhái, hàng kém chất lượng đều là cách gọi thông thường. Nếu xét dưới góc độ những quy định của pháp luật thì chúng được định nghĩa chung là hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ. Theo quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ thì hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ được xác định như sau:

1. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hoá sao chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.

3. Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.”

Để cụ thể hơn cho quy định này, pháp luật đã có quy định cụ thể đối với thuật ngữ “hàng giả”, Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng.

a) Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký.

b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa.

c) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa.

d) Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa.

đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác;

e) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;

g) Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;

h) Tem, nhãn, bao bì giả”.

Xử phạt hành vi kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng: Việc mua bán, kinh doanh hàng giả, hàng nhái hay hàng kém chất lượng thì tuỳ theo từng trường hợp và mức độ mà đối tượng thực hiện có thể bị xử lý hàng chính hoặc hình sự.

Xử lý hành chính: Đối với hành vi buôn bán, sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 8 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 60.000.000 đồng. Riêng với những hành vi buôn bán, sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ và e khoản 8 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 45.000.000 đồng.

Ngoài ra, còn có mức phạt tăng thêm đối với hành vi buôn bán sản xuất hàng giả trong các trường hợp hàng hoá là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; là phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm. Kèm theo đó là các biện pháp áp dụng hình thức phạt bổ sung và khắc phục hậu quả.

Xử lý hình sự: Việc sản xuất, buôn bán hàng giả bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Cụ thể nếu cá nhân nào có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả sẽ bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm. Bên cạnh đó còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như:

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

– Cấm đảm nhiệm chức vụ.

– Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm,

– Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Riêng với chủ thể thực hiện hành vi là pháp nhân thương mại mức phạt tiền khi bị truy cứu hình sự ở tội danh này là từ 1.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng; đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Hình thức xử phạt bổ sung đối với chủ thể này:

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

– Cấm kinh doanh.

– Cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định.

– Cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Bà Trinh cho biết:

Qua ghi nhận hoạt động  đầu tư, kinh doanh trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ý kiến của DN. Thủ tướng Chính Phủ đã có Công điện số: 1079/CĐ-TTg, ngày 14/8/2021 về việc rà soát pháp luật để tháo gỡ khó khăn.Ngày 15/08/2021 Trung tâm tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu (PCCP) vừa có công văn gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính về đề xuất Chính phủ một số giải pháp để giải quyết những vấn đề cấp bách về kinh tế – xã hội trong tình hình hiện nay giải pháp duy trì, ổn định sản xuất, chuỗi cung ứng an toàn phòng chống dịch Covid-19. (PCCP)  tổ chức lấy ý kiến các Nhà Khoa học, chuyên gia thành viên Hội đồng khoa học đưa ra kiến nghị góp khả năng và trí tuệ giúp Chính phủ, các cơ quan chức năng có cơ sở đề ra những quyết sách phù hợp nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách về kinh tế – xã hội trong tình hình hiện nay.

Ngày 23/08/2021, thay lời Thủ Tướng Chính phủ Vụ kinh tế tổng hợp Văn phòng chính phủ  trả lời đề xuất kiến nghị của Trung tâm  về thực hiện mục tiêu kép trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

“Chúng ta phải giữ vững sản xuất  chỗ dựa trong dịch bệnh, song song với phát triển công nghiệp, dịch vụ kết hợp với kinh tế số, du lịch chất lượng và môi trường kinh doanh lành mạnh  .

Bà Trinh Trung tâm tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu  ( PCCP) nhận định: “Trong một trận chiến khốc liệt để cạnh tranh với hàng giả, hàng nhái như hiện nay, nhiều chủ doanh nghiệp đều đau đầu không biết rồi mình sẽ phải đối phó như thế nào để vừa bảo vệ thương hiệu, giữ vững doanh thu mà vẫn trấn an được người tiêu dùng. Chính từ thực trạng này, tem QR Blockchain ra đời để giúp đem lại đáp số thỏa đáng cho một bài toán đã đặt ra từ lâu nhưng chưa có lời giải”.

Để giải quyết vấn đề này trao đổi cùng phóng viên hiện nay PCCP đang trong quá trình nghiên cứu và có kế hoạch chuyển giao cho các doanh nghiệp đó là dùng phương pháp áp dụng mã QR (Quick Response – QR Code) từ lâu đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam khi thực hiện các giao dịch thanh toán online trên các nền tảng như VNPay, Momo, ZaloPay,…Có thể nói, phạm vi ứng dụng của mã QR khá rộng, và không bị giới hạn bởi thời gian và địa lý, khi chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh gắn camera kết nối Internet là người dùng có thể quét bất kỳ mã QR nào họ nhìn thấy và đọc thông tin xuất ra từ mã QR đó.

Trên thực tế, tem chống giả chứa mã QR ứng dụng công nghệ Blockchain (gọi tắt là tem QR Blockchain) đã được giới khoa học ở nhiều quốc gia phát triển dồn tâm sức vào nghiên cứu trong nhiều năm qua. Về mặt vật lý, tem QR Blockchain giống như các dòng tem chống giả khác đang được công bố trên thị trường (tem đổi màu, tem hologram, tem vỡ,…) khi được in ấn bằng hệ thống máy in chuyên dụng.

Giao diện của tem QR Blockchain cần chứa 01 mã công khai và 01 mã phủ cào, trong đó mã công khai khi quét sẽ ra thông tin liên quan đến sản phẩm mà nhà sản xuất muốn người tiêu dùng đọc được và phục vụ công tác kê khai thông tin cho đơn vị quản lý thị trường, còn mã phủ cào sẽ cần được xóa bỏ lớp phủ bạc để người dùng quét được số lần xác thực, địa điểm xác thực, lịch sử xác thực và những thông tin chỉ được truy xuất khi người tiêu dùng đã mua sản phẩm.

Vậy nhưng, tính xác thực của mã phủ cào trên tem sẽ không có giá trị nếu không có công nghệ Blockchain đảm bảo. Công nghệ Blockchain (Chuỗi Khối) là công nghệ quản lý các giao dịch để đảm bảo tính chính xác, minh bạch và không thể thay đổi. Blockchain có những đặc điểm sau:

Dữ liệu chống biến đổi: Một khi đã nhập dữ liệu vào thì không thể chỉnh sửa hoặc thay đổi.

Lưu trữ phi tập trung: Dữ liệu được phân tán trong các node, do đó nếu bị tin tặc tấn công thì chỉ có thể bị chiếm giữ tại một node.

Cơ chế phủ quyết: Các quyết định thay đổi thông tin sẽ được phủ quyết bởi một số node được lựa chọn (thường là ngẫu nhiên).

Bảo mật tuyệt đối: Lưu trữ phi tập trung và các thuật toán mã hóa có độ khó cao đảm bảo tính nhất quán dữ liệu và gần như vô hiệu hóa các hoạt động tấn công.

Tuy Blockchain được giới công nghệ biết đến từ lĩnh vực tài chính khi nó bước ra ánh sáng cùng những đồng Bitcoin từ năm 2009, nhiều tổ chức và chính phủ đã tận dụng công nghệ này trong đa dạng các lĩnh vực như thời trang, y tế, truyền thông,…

Từ tính năng ưu việt mà Blockchain mang lại và những cải tiến khác để phù hợp với người dùng tại Việt Nam, tem QR Blockchain có những đặc điểm sau cạnh tranh với tem chống giả thông thường:

Độ bảo mật: Tem QR Blockchain có độ bảo mật cao hơn và không thể bị làm giả so với tem chống giả thường.

Thay đổi dữ liệu sản phẩm: Điều này là không thể nếu doanh nghiệp đã đưa thông tin sản phẩm lên hệ thống đối với tem QR Blockchain, nhưng tem chống giả thường thì việc sửa, xóa thông tin hoàn toàn có thể bị can thiệp trên hệ thống.

Sự tiện lợi trong thao tác xác thực: Tem QR Blockchain chỉ cần xác thực thông qua camera của smartphone, còn tem chống giả thông thường cần có kiến thức chuyên môn hoặc các biện pháp nghiệp vụ thì sẽ không kiểm tra được (VD: tem đổi màu). Với một số nhà cung cấp tem, họ yêu cầu người dùng cài app điện thoại để xác thực, gây bất tiện khá lớn.

Lỗi người dùng: Tem QR Blockchain không gây sai sót từ phía người dùng khi quét mã QR, trong khi một số loại tem chống giả khác yêu cầu xác thực bằng tin nhắn (SMS) khá phức tạp, có thể có sai sót trong quá trình gõ mã.

Theo Bà Trinh : PCCP đơn vị duy nhất trong lĩnh vực Tư vấn chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và bảo vệ thương hiệu tại Việt Nam và Quốc tế  kết hợp với Cty Cổ phần trí tuệ và công nghệ cao CNC ASIA (CAS) trong một hợp tác chiến lược để đưa ra phần mềm quản  lý, truy xuất, xác thực bằng cấp, chứng chỉ…. cho các trường Đại học, Cao đẳng, Trung tâm dạy nghề,…Qua một thời gian ngắn, hệ thống cổng truy xuất: www.pccp.vn/cas đã chính thức cung cấp cho các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, nhà quản lý phương án xác thực bằng thật/bằng giả bằng Qr Code Blockchain trên các nền tảng Smartphone, máy tính bảng…Với những  ưu điểm như trên, tem QR Blockchain  tỏ ra là một người khổng lồ mới trong cuộc chiến đấu chống lại nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng nhức nhối như hiện nay. Về bản chất, loại tem này là một sản phẩm tất yếu của quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Sự đón nhận với sản phẩm này tại thị trường Việt Nam vẫn đang là một dấu hỏi, tuy nhiên   từ phía các doanh nghiệp, đây thật sự là một la bàn mới hoạch định chiến lược lâu dài để họ vừa bảo hộ thương hiệu, vừa bước vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia trong tâm thế sẵn sàng.

Nối tiếp thành công này, PCCP sẽ tiến hành triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc bằng Qr Code Blockchain đối với các hàng hóa, sản phẩm khác như hàng tiêu dùng khác như nông sản, thực phẩm, may mặc, dược phẩm, hàng xuất nhập khẩu….để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp được bảo vệ thương hiệu và người tiêu dùng trong cả nước.

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *