Chào mừng bạn đã kết nối Website PCCP.VN

Chuyên đề PCCP

Phải an toàn, linh hoạt mở cửa lại nền kinh tế

Trao đổi cùng Bà: Phạm Thị Kim Loan – Trung tâm tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu (PCCP): Mở cửa lại nền kinh tế, vừa sống chung an toàn với dịch thế nào để người dân được an toàn và DN hoạt động ổn định? Chính phủ đã có chủ trương và đang chuẩn bị kỹ lưỡng mọi mặt, để trong thời gian tới có thể vừa mở cửa chống dịch. 

Mở cửa lại nền kinh tế sẽ phải đối mặt nguy cơ lây nhiễm lan rộng và các hệ quả xã hội nghiêm trọng. Bà nhìn nhận thế nào về vấn đề này?

Chiến lược mới hiện nay không thể chờ hết dịch Covid-19 mới mở cửa nền kinh tế, nhưng cũng không thể nói là mở và thả lỏng hoàn toàn. Mở cửa nền kinh tế là chủ trương hoàn toàn chính xác. Bởi lẽ, các biến thể của dịch Covid-19 ngày càng phức tạp và luôn luôn thay đổi, rất khó để triệt tiêu hoàn toàn. Trong khi đó, việc đóng cửa nền kinh tế tác động rất lớn đến tình hình kinh tế – xã hội nói chung và “sức khỏe” của các DN nói riêng. Do đó có mấy điểm cần chú ý.

Quyết sách đưa ra phải trên quan điểm thông tin số liệu, phân tích dự báo, mở cửa dần trên cơ sở thông tin dữ liệu khoa học không cảm tính. Điều này chắc chắn ngành y tế phải tham mưu. Các nước trên thế giới họ quan tâm số lượng ca nhiễm nặng, số ca tử vong, năng lực y tế, mức độ bao phủ vaccine.

pccp

Bà Phạm Thị Kim Loan – Trung tâm tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu (PCCP)

pccp

Hoạt động sản xuất tại Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam, khu công nghiệp Phú Nghĩa. Ảnh: Hải Linh

Y tế cần tính toán xem vùng, lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào dễ bị lây nhiễm sau đó phân nhóm những lĩnh vực rủi ro và lĩnh vực ít rủi ro để hạn chế lây lan dịch bệnh. Theo tôi, những lĩnh vực nguy cơ lây nhiễm thấp như nông nghiệp, những hoạt động ngoài trời, xây dựng. Còn những ngành nghề nguy cơ lây nhiễm cao như vận tải hàng không, vận tải công cộng, quán bar, karaoke, phòng tập, cơ sở giáo dục đào tạo.

Phải có kịch bản hướng dẫn chung của toàn quốc để các địa phương căn cứ vào đó coi như kịch bản ứng phó. Có thể chấp nhận một số khác biệt trong biện pháp chống dịch nhằm đáp ứng khả năng y tế của từng địa phương, nhưng chúng ta cần xác định các ngành sản xuất dịch vụ đòi hỏi tính liên kết cao giữa các địa phương để có biện pháp giải tỏa thông suốt liên tỉnh, có biện pháp nhất quán từ trung ương.

Nếu không 63 tỉnh, thành lại có 63 kịch bản phục hồi kinh tế khác nhau và biện pháp phòng ngừa khác nhau sẽ gây khó cho DN. Cần có những quy chuẩn áp dụng chung trên cả nước, ví dụ, hàng thiết yếu phải quy định trên toàn quốc; dịch vụ vận tải phải liên thông áp dụng trên toàn quốc chứ không phải mỗi tỉnh một kiểu. Còn những dịch vụ như ăn uống ăn tại chỗ hay về nhà đó là việc của địa phương đó.

Phải có kịch bản phương án hướng dẫn chi tiết khi có ca dịch. Chẳng hạn một nhà máy hay cửa hàng, siêu thị, quán ăn có F0 lúc bấy giờ họ phải làm gì?  Y tế phải có hướng dẫn để DN căn cứ vào đó lên kịch bản riêng nhằm đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất liên tục.

Phải tìm kiếm động lực tăng trưởng mới thay thế bù đắp cho những gì khó khăn hiện nay. Cải thiện môi trường kinh doanh, thể chế cho kinh tế số; kinh doanh số mở đường cho kinh doanh mới, cái đó không thể chậm trễ được.

Đảm bảo cho hoạt động của các đầu tàu kinh tế liên tục hơn, có ý nghĩa lan tỏa. Ví như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… đóng cửa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng cả nước, do đó phải có chiến lược cho những đầu tàu kinh tế này.

Và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin triệt để trong phòng, chống dịch Covid-19.

Nói về các đầu tàu kinh tế, đánh giá về các biện pháp chống dịch và lên phương án sản xuất kinh doanh hiện nay của các địa phương (phân vùng sản xuất, thẻ xanh Covid-19) trao đổi cùng Bà Lê Thị Thúy Hương Cán bộ Trung tâm tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu PCCP Phía Nam

Phải làm song song cả hai việc, chống dịch Covid-19 và phân vùng phân nhóm. Dịch bệnh còn diễn biến phức tạp và tình hình không đồng nhất giữa các nơi, nên từng địa phương cần phân tách rõ vùng đỏ, vàng, xanh dựa trên kết quả xét nghiệm.

TP Hồ Chí Minh, vùng đỏ tiếp tục giãn cách, xét nghiệm thường xuyên để đưa số F0 cộng đồng giảm dần, đồng thời giảm tử vong; đầu tư hơn cho dịch vụ và phương tiện trị liệu. Vùng vàng làm xét nghiệm PCR gộp, người dân được tham gia các dịch vụ thiết yếu có giới hạn. Vùng xanh làm xét nghiệm PCR gộp định kỳ, cho mở lại các dịch vụ thiết yếu

Hà Nội, về lâu dài khoanh vùng phải chi tiết hơn ở mức độ phường, xã chứ không phải chỉ ở quận. Tôi không đồng ý vừa qua vùng đỏ là tất cả các quận nội đô. Có thể là giải pháp tình thế nhưng tiến tới phải phân vùng chi tiết hơn. Vì một quận của Hà Nội có khi bằng một tỉnh rồi.

pccp

Bà Lê Thị Thúy Hương – Cán bộ Văn Phòng phía Nam (PCCP)

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP về hỗ trợ DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19 cần lưu ý 

Trong bối cảnh khó khăn của dịch Covid-19, để đảm bảo những mục tiêu từ nay đến cuối năm vừa chống dịch vừa phục hồi phát triển kinh tế, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 105/NQ-CP rất kịp thời. Các DN hiện rất khó khăn, ngay trong nghị quyết, Chính phủ cũng đã thừa nhận điều này. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần hành động ngay, thực hiện nghiêm theo đúng tinh thần của Nghị quyết 105/NQ-CP triển khai nhanh chóng, đồng bộ, hiệu quả.

Bộ GTVT vừa yêu cầu các cơ quan, đơn vị thuộc bộ tập trung quán triệt và khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung liên quan tại Nghị quyết số 105/NQ-CP của Chính phủ, tạm dừng, giãn, hoãn các cuộc thanh tra, kiểm tra chưa cần thiết, Bộ NN&PTNT, nghiên cứu, đề xuất biện pháp hỗ trợ DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh chuyển sang sản xuất và phân phối các sản phẩm nông sản theo phương thức đặt hàng để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu thông qua việc tổng hợp, dự báo sản lượng, chất lượng hàng hóa và liên kết chào bán…

pccp

Quy luật giá trị trong sản xuất hàng hóa

Hiệu quả của Nghị quyết 105/NQ-CP đến đâu lại phụ thuộc vào việc triển khai của các bộ, ngành và địa phương. Các bộ, ngành, địa phương phải vào cuộc quyết liệt, DN và người dân mới được hưởng chính sách hỗ trợ để hồi phục lại “sức khỏe”, tránh trường hợp khi thực hiện lại gây khó khăn, vướng mắc thủ tục hành là chính…

Các gói hỗ trợ đã ban hành, phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện, ví như gói an sinh xã hội đang triển khai chậm; Với gói hỗ trợ đã hết hạn phải gia hạn theo tinh thần hết năm nay hoặc hết tháng 6 năm 2022; Đồng thời nghiên cứu bổ sung các chính sách hỗ trợ mới. Hiện nay Bộ Tài chính đang trình gói hỗ trợ thuế 21.000 tỷ đồng, cần nhanh chóng ban hành vì chính sách giãn, hoãn thuế đó đến 31/7 đã hết hạn nộp hồ sơ rồi. Rồi NHNN đã ban hành Thông tư 14 sửa đổi Thông tư 01, 03 bây giờ thực hiện thế nào phải giám sát.

Kịch bản xấu tăng trưởng 3,5 – 4%, kịch bản tốt tăng trưởng 4,8 – 5%. Với tình hình hiện nay thiên về kịch bản xấu nhiều hơn. Để có sự phục hồi, DN cần những hỗ trợ cấp bách. Với DN cần lưu ý, phải có kịch bản sản xuất kinh doanh trong bối cảnh mới, có kế hoạch phương án cụ thể của DN mình căn cứ vào hướng dẫn của địa phương, đồng thời  phải quyết tâm duy trì nguồn lao động.

Có phương án duy trì hoạt động sản xuất liên tục kể cả trường hợp có F0. Ngoài ra vấn đề về dòng tiền, các cơ chế chính sách mà Chính phủ và NHNN ban hành phải tận dụng tối đa (ví dụ các khoản giãn hoãn, giảm lãi suất, các khoản vay để trả lương…). Giữ được bạn hàng với đối tác. Đẩy nhanh cơ cấu lại hoạt động và chuyển đổi số… Bà Hương nhấn mạnh. 

PV: Tố Như – Thúy Loan

Nguồn: thegioidoanhnhannews.vn

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *