Chào mừng bạn đã kết nối Website PCCP.VN

Điểm tin nóng

Thách thức quản lý với việc mở rộng vận chuyển hàng hóa liên phương thức giữa Việt Nam với các quốc gia Đông Nam Á và Liên minh châu Âu

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát toàn cầu khiến cho hoạt động vận tải đường biển quốc tế đang đối mặt với thời kỳ khó khăn nhất trong lịch sự ngành Logistics. Trước thực trạng này, đòi hỏi các nhà vận tải chuyên nghiệp tìm đến loại hình vận chuyển mới – loại hình vận tải đường sắt liên vận quốc tế sẽ là đối tác vận chuyển đáng tin cậy nhất để vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang các nước thuộc Châu Âu. Điều này đồng nghĩa với nhiều thách thức đặt ra trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Theo báo Thanh Niên dẫn nguồn tin từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, sáng 20/7/2021 vừa qua đoàn tàu gồm 23 container 40 feet vận chuyển các loại hàng hóa như dệt may, da giày, điện tử đã xuất phát từ ga liên vận quốc tế Yên Viên (Hà Nội) tới Trịnh Châu (Trung Quốc), sau đó được kết nối vào đoàn tàu Á – Âu để đến điểm đích.

Như vậy, đây là lần đầu tiên tuyến đượng sắt liên vận quốc tế bắt đầu khởi hành vận chuyển container hàng hóa chạy thẳng từ Việt Nam sang các nước Châu Âu. Điều này mở ra cơ hội cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam đi các nước châu Âu và ngược lại; hàng hóa quá cảnh từ các nước châu Âu qua Việt Nam đến các nước Đông Nam Á ngày càng thuận lợi. Giúp cho các nhà kinh doanh mặt hàng nông sản, hải sản, da giày, dệt may, thiết bị linh kiện điện tử,… của Việt Nam có thêm một kênh vận chuyển hàng hóa an toàn, nhanh chóng, hiệu quả để tiếp cận mở rộng thị trường tại các nước châu Âu.

Với lợi thế hiện nay, tuyến vận tải đường sắt đang là đối tác vận chuyển đáng tin cậy để đưa hàng hóa từ Việt Nam sang châu Âu đây là tuyến vận tại chuyên biệt được kết nối với hệ thống đường sắt liên vận quốc tế hiệu quả, quá trình vận chuyển đảm bảo an toàn, đúng thời gian giao hàng, chi phí vận tải mang tính cạnh tranh cao.

Được biết, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và các đối tác châu Âu đang xây dựng kế hoạch để tổ chức vận chuyển 8 chuyến tàu/tháng để vận chuyển hàng hóa xuất phát tại Việt Nam với thời gian vận chuyển dự kiến cho toàn bộ hành trình khoảng ngày. Đồng thời, ngành đường sắt Việt Nam đang cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa container chọn gói cho khách hàng bằng đường sắt từ Việt Nam quá cảnh đi Nga, châu Âu, các nước ASEAN và các nước Trung Á qua Trung Quốc.

Cùng với đó, cũng trong tháng 9/2021 đã có 5 chiếc xe tải khởi hành từ Việt Nam vận chuyển 1.600 chiếc máy in trị giá khoảng 600.000 USD đến Trùng Khánh. Sau đó liên kết với đường sắt liên vận xuyên biên giới vận chuyển thẳng đến Duisburg – Đức, thông qua tuyến đường sắt vận tải Trung Quốc – Châu Âu.

Có thể thấy tuyến vận tải mới này sẽ mang lại lợi ích lớn cho các nhà sản xuất, kinh doanh hàng hóa của Việt Nam có nhu cầu xuất đi các nước châu Âu trong thời gian tới, đồng thời cũng mở ra cơ hội mới cho hàng hóa từ các nước châu Âu tiếp cận nhiều hơn thị trường Việt Nam nói riêng và các nước Đông Nam Á nói chung thông qua hình thức vận chuyển hàng hóa liên phương thức kết hợp giữa đường bộ và đường sắt liên vận xuyên biên giới dọc theo Hành lang Thương mại Biển nối Đất liền Quốc tế Mới (NILSTC). Theo tính toán của các nhà Logistics thì sự vận chuyển kết hợp này có thể giảm 15% chi phí so với các phương thức khác.

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội dự báo sẽ nảy sinh nhiều thách thức trong hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động này. Một trong những thách thức đó là việc kiểm soát hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Có thể thấy ở đâu có hoạt động thương mại thì ở đó rất dễ có nguy cơ nảy sinh hoạt động gian lận thương mại thông qua nhiều phương thức, thủ đoạn nhau (gian lận thuế xuất nhập khẩu, giá, mã hàng hóa, xuất xứ hàng hóa,…). Một trong những nguyên nhân hình thành hoạt động trên đó chính là lợi nhuận.

Các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thông qua hình thức vận chuyển mới này có thể đưa hàng hóa nhập lậu từ các nước châu Âu về Việt Nam thông qua việc nhập khẩu hoặc thông qua loại hình quá cảnh (từ châu Âu về Việt Nam, sau đó được đưa đến các điểm đích là các nước Đông Nam Á) để thẩm lậu hàng hóa vào Việt Nam.

Dự báo, hoạt động buôn lậu, gian lân thương mại và hàng giả sẽ nảy sinh khi tuyến vận tải mới này phát triển. Đây là một trong những thách thức đối với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Do vậy các cơ quan, lực lượng chức năng cần quan tâm đến một số vấn đề sau.

Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cần tham mưu Chính phủ kịp thời sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về lĩnh vực vận tải mới trên nhằm tạo ra hành lang pháp lý phù hợp với hoạt động thương mại quốc tế mà Việt Nam tham gia trên tuyến vận tải mới này, đồng thời bảo vệ các doanh nghiệp kinh doanh chân chính, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật tạo mội trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần phát triển kinh tế đất nước, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Tập trung nghiên cứu, kiểm soát chặt chẽ đối với việc vận chuyển hàng hóa qua tuyến vận tải mới này thông qua việc áp dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc thương mại quốc tế mà Việt Nam ký kết, tham gia hoặc công nhận, nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các phương thức, thủ đoạn mới của các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Nghiên cứu, bổ sung kịp thời các tiêu chí quản lý rủi ro nhằm đảm bảo sát thực tế, hiệu quả cho việc hỗ trợ phát hiện các hoạt động buôn lậu, gian lận thưpng mại và hàng giả. Trong đó cần chú trọng tới việc quản lý mặt hàng, nhu cầu tiêu dùng, giá trị của hàng hóa, đặc biệt là loại hình quá cảnh hàng hóa từ châu Âu qua Việt Nam đến các nước Đông Nam Á. Có cơ chế quản lý chặt chẽ, phù hợp, hiệu quả đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa qua tuyến vận tải mới này.

PV: Đoàn Ngọc Toàn

Nguồn: bcd389.gov.vn

Tin khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *